SOFA gỗ Phan Đăng Luận
Liên hệ
Còn hàng (40 sản phẩm)
Mô tả sản phẩm
GIỚI THIỆU VỀ LÀNG MỘC THÁI YÊN - ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH
Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược theo quốc lộ 8A, rồi rẽ trái một cây số là đến Thái Yên, Đức Thọ, nơi có nghề mộc truyền thống nổi tiếng. “Tiếng lành đồn xa, tiếng tốt đồn xa Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên...” Nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và ai là “ông Tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định.
Theo các bậc cao niên trong làng, nghề mộc Thái Yên ít nhất đã tồn tại 300 năm. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, họ chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án... để thờ tự. Rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, ở làng nghề này luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm. Bằng bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh nghề truyền thống.
Thời bao cấp, nghề mộc nơi đây vẫn phát triển, nhưng sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Bước sang cơ chế thị trường thì khác hẳn. Từ năm 1995 đến nay được coi là thời kỳ “hoàng kim” của làng mộc Thái Yên. Nặng nghĩa với nghề truyền thống ông cha để lại, các thế hệ đi sau chịu khó học hỏi để sản phẩm làm ra đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền... được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.
Do nhu cầu của khách hàng nên quy mô sản xuất ở Thái Yên ngày càng lớn. Để nâng cao năng lực sản xuất với mục đích sản phẩm làm ra nhiều hơn, đẹp hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Hiện tại, cả làng có 50 xưởng sản xuất đồ mộc, trung bình mỗi xưởng giải quyết việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động . Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá trên 30 triệu đồng. Vậy mà có khi không đủ đáp ứng cho khách hàng. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khách khắp nơi đến mua hàng đông hơn ngày thường.
Do hệ thống giao thông phát triển, phương tiện vận tải nhiều và thông tin liên lạc nhanh, nên việc mua bán, vận chuyển thuận tiện. Hiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An. Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. 5 năm nay, trung bình mỗi năm, người dân Thái Yên thu về 12 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giầu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên đã có 50 nhà, đứng thứ hai khu vực nông thôn (sau xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) ở Hà Tĩnh. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại.
Mấy năm nay, người dân nơi đây lại có thêm niềm vui khi được biết: Nghề mộc Thái Yên là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển. Theo đó, một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chính quyền xã Thái Yên đang làm thủ tục để các cơ sở, các chủ hộ sản xuất đồ mộc đấu thầu sớm đi vào hoạt động. Việc đầu tư xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung là kịp thời và cần thiết, để họ có mặt bằng sản xuất với quy mô lớn hơn, đồng thời đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Ông Đoàn Đình Hoạt – Chủ tịch UBND xã Thái Yên cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm đối tác liên doanh để xây dựng thương hiệu sản phẩm mộc Thái Yên và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu giai đoạn từ 2005-2010, phấn đấu trung bình mỗi năm đạt khoảng 15 tỷ đồng từ sản xuất đồ mộc”. Bằng sự khéo léo, sáng tạo, sức lao động cần mẫn miệt mài của những nghệ nhân tài hoa, cơ sở sản xuất hiện đại, thì mục đích đó đang nằm trong tầm tay của người dân làng mộc Thái Yên.
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã được trao cho Thái Yên, không chỉ có thế, Thái Yên còn lọt vào danh sách một trong số ít xã của huyện Đức Thọ không lâu nữa sẽ đạt danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. Với những nỗ lực như vậy, những thành công và vận hội mới đang chờ đón Thái Yên phía trước .
Thông tin sản phẩm
Mã sản phẩm | Bộ bàn ghế So pha |
---|---|
Kiểu sản phẩm | SẢN PHẨN CNNT TIÊU BIỂU |
Giá (chưa bao gồm thuế) | 0 VND |
Giá (đã bao gồm thuế) | 0 VND |
Thuế | 0 VND |
Có hàng | Còn hàng (40 sản phẩm) |
Số lượng đánh giá | 433 |